Blockchain là gì? thông não cho người mới A-Z

Quang cáo P2P

Tổng quan

Chúng ta có thể đang tiến rất gần tới một cuộc cách mạng mới về công nghệ, tiếp bước sự phát triển của Internet.

Cuộc cách mạng sẽ hướng đến nền kinh tế, nền công nghiệp phi tập trung, không được kiểm soát bởi một cá nhân, tổ chức, hay chính phủ nào. Một mạng lưới mà ở đó người dùng trở thành trung tâm, có thể tự kiểm soát chính tài sản hay những thông tin của chính mình.

Lợi ích tiềm tàng của blockchain vượt ra khỏi phạm vi kinh tế, mà còn vươn đến các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật… Có thể thấy Blockchain đang là một trong những công cụ mới có thể giải quyết các vấn tồn động của xã hội hiện tại.

Bài viết không đi sâu vào chi tiết cách hoạt động của Blockchain, cũng như không hướng đến các nội dung về kỹ thuật, ở đây chủ yếu nói về các luận điểm các khái niệm cơ bản giúp người mới tìm hiểu hình dung được Blockchain cơ bản là gì?

FAQ - 24/7
Đừng quên bạn có thể đặt những câu hỏi, thắc mắc trực tiếp với đội ngũ Blog Tiền ảo VL khi tham gia Group Chat trên Telegram: https://t.me/tienaovlchat

Kiến trúc của Blockchain

Để hiểu blockchain thì chúng ta phải nắm được một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản của nó để từ đó có cái nhìn khái quát trước khi tiến xa hơn.

thế giới blockchain

Blockchain được cấu tạo từ một số yếu tố sau:

Khối (Block)

khối block là gì?

Khối (Block) hiểu cơ bản là một file dữ liệu ghi các thông tin liên quan đến các hoạt động giao dịch. Khi một giao dịch được mở thì nó sẽ ở trạng thái chờ để xử lý cho đến khi quá trình giải mã hoàn thành. Sau khi một block đã đầy, thì nó được đưa lên sổ cái Blockchain chính thức.

Dung lượng lưu trữ từng khối, thời gian tạo ra khối, cũng như các thông tin dữ liệu được ghi vào khối block sẽ được ấn định sẵn, tùy thuộc vào đội ngũ phát triển.

Chuỗi (Chain)

Chain là quá trình liên kết các Block với nhau bằng thuật toán mật mã học (HASH). Đây chính là cốt lỗi của Blockchain, một thuật toán giúp các block không thể tách rời nhau vì yêu cầu là khi muốn tạo một block mới trên mạng lưới và ghi vào sổ cái thì phải có dữ liệu đầu vào là khối block liền kề trước đó. Chính vì vậy mà việc chỉnh sửa hoặc thay đổi là gần như không thể.

Và chúng ta cũng giải đáp được lý do tại sao có từ khóa Blockchain, chính là sự kết hợp giữa Block & Chain.

Mạng lưới (Network)

Mạng lưới là tổ hợp tất cả các máy tính, server, phần cứng đào coin kết nối thành một hệ thống thường được gọi chung là một nút (Node). Chúng có nhiệm vụ cung cấp cho mạng lưới công suất tính toán để giải mã các dữ liệu thông tin trong một block.

Tất cả các node trên mạng lưới đều lưu trữ thông tin giao dịch của toàn mạng lưới. Đây là điểm quan trọng về vấn đề bảo mật.

Khai thác (Mining)

Là quá trình các Node sử dụng công suất tính toán để giải mã các thuật toán trong quá trình liên kết các block. Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc cho phép các giao dịch được xác định trên mạng lưới, cuối cùng là đưa block vào sổ cái Blockchain chính thức.

Chuỗi khối blockchain là gì?

công nghệ chuỗi khối blockchain hoạt động như thế nào?

 

Blockchain chính là một quá trình ghi lại tất cả các giao dịch trên mạng lưới, các thông tin giao dịch được ghi vào một block để lưu trữ và tồn tại vĩnh viễn trên số cái Blockchain. Quá trình ghi chép sẽ được một mạng lưới các node cung cấp hiệu suất tính toán để giải mã thuật toán cho phép xác thực một quá trình giao dịch có thành công hay không.

Tất cả các quá trình xác thực điều do các node làm việc không có bàn tay của con người tham gia, chính vì vậy mà mức độ bảo mật, an toàn cũng như minh bạch được tin tưởng một cách tuyệt đối.

Nhìn lại Blockchain thật ra chỉ là một phương thức lưu trữ dữ liệu thông tin được phát triển theo hướng phi tập trung, không thông qua một đơn vị trung gian, hay tổ chức nào.

Tại sao Blockchain lại quan trọng?

Blockchain quan trọng bởi gì nó đang giải quyết được vấn đề về “NIỀM TIN“, tạo ra lòng tin tưởng tuyệt đối vào dữ liệu số.

Khi các thông tin giao dịch được mã hóa và lưu trữ trên một mạng lưới không có bàn tay của con người thì vấn đề niềm tin được nâng lên, toàn bộ quá trình làm việc của blockchain điều dựa vào các máy tính có công suất tính toán lớn và làm theo những thuật toán đã được định sẵn. Tất cả đều được mạng lưới làm việc không thông qua bất kì một bên thứ ba nào liên quan đến quá trình giao dịch và ghi chép thông tin.

Các cơ chế và thuật toán minh bạch giúp cho việc bất cứ ai cũng có thể kiểm tra, giám sát  và thống kê các thông tin giao dịch. Từ đó giúp cho dữ liệu luôn được tin tưởng một cách tuyệt đối từ cộng đồng người dùng.

Đồng thời điểm đặc biệt của Blockchain là khi cơ sở dữ liệu thông tin đã được đưa lên mạng lưới thì nó sẽ được lưu trữ vĩnh viễn không thể thay đổi chỉnh sửa hoặc xóa bỏ.

Lợi ích của công nghệ blockchain là gì?

Tính minh bạch

Khi nói đến sự minh bạch của blockchain thì ta cần phải hiểu được quá trình giao dịch diễn ra trên blockchain như thế nào? đây là một vấn đề kỹ thuật phức tạp nhưng nó lại mang sự chuẩn mực cũng như lòng tin tuyệt đối vào hệ thống blockchain có thể giúp tăng mức độ minh bạch tránh tình trạng gian lận, thiếu minh bạch.

Ở đây ta có thể hiểu đơn giản thông qua ví dụ sau:

Giả sử có một tài khoản A chuyển tiền cho tài khoản B, đối với ngân hàng chẳng hạn bạn chỉ có thể biết là số tiền bạn chuyển từ tài khoản A đến B khi và chỉ khi tải khoản A bị trừ tiền và tài khoản B nhận tiền, và cả 2 tài khoản sẽ nhận được thông báo số dư thay đổi.

Cả quá trình chuyển tiền bạn sẽ không biết đằng sau đó là gì, và bạn cũng không biết tiền của mình chuyển đi có bị vấn đề gì hay không cho đến khi kết thúc một giao dịch.

Với Blockchain thì khi có một giao dịch trên mạng lưới thì sẽ có trên 50% node đồng loạt kiểm tra giao dịch đó có chính xác hay không, đồng thời quá trình kiểm tra người chuyển và người nhận đều có thể theo dõi được trên mạng lưới.

Các giao dịch hoạt động theo thời gian thực, vì thế tránh được tình trạng che giấu, làm giả, hay ngụy tạo các giao dịch.

Lưu ý ở đây ta chỉ khẳng định là Blockchain nâng cao sự minh bạch chứ không nói đến tính chất minh bạch tuyệt đối. Vì vẫn có trường hợp làm giả giao dịch trên Blockchain nhưng tính khả thi cực kỳ thấp. (Tấn công 51%)

Phi tập trung

Khi tham gia vào thị trường tiền kỹ thuật số bạn sẽ nghe nhiều tới khái niệm phi tập trung, bởi vì nó là nền tảng quan trọng xây dựng nên hệ thống Blockchain, với sự mật độ tin cậy cao, an toàn và bảo mật.

Tất cả dữ liệu thông tin trên Blockchain sẽ được lưu trữ trên tất cả mạng lưới, không tập trung vào bất cứ một node nào trên mạng lưới. Khi mạng lưới càng lớn đồng nghĩa số lượng node càng nhiều thì độ tin cậy và bảo mật càng tăng cao.

Chính đặc tính phi tập trung này mà blockchain có thể loại bỏ cá tổ chức trung gian, không phải chịu bất cứ kiểm soát của một ai, một tổ chức hay cả một chính phủ nào. Lúc ấy quyền hạn chính đặt ở mỗi cá nhân.

Bảo mật cao

Với cơ chế phi tập trung thì việc để tấn công vào mạng lưới blockchain thì cần ít nhất 51% số lượng node có công suất tương tương với mạng lưới sẵn có thì mới có thể thay đổi, chỉnh sửa tấn công vào mạng lưới, nhưng để làm được điều đó thì không hề đơn giản tí nào.

Từ khi ra đời cho đến năm 2020 thì mạng lưới Blockchain Bitcoin chưa một lần bị tấn công thành công.

Việc sử dụng mật mã học để bảo vệ ví điện tử, địa chỉ ẩn danh và các giao dịch trên hệ thống gần như bất khả thi với các hacker khi muốn dò tìm mật khẩu, thông tin khóa cá nhân để đăng nhập vào ví lưu trữ coin.

Lưu ý ở đây chúng ta đang nói đến cơ chế bảo mật của hệ thống blockchain chứ không phải nói đến các bảo mật của người dùng, những sai lầm do chính người dùng gây ra, đó lại là câu chuyện khác.

Ứng dụng của Blockchain

Nhiều người biết đến Blockchain thông qua Bitcoin, bởi vì Bitcoin là ứng dụng đầu tiên sử dụng Blockchain để lưu trữ các thông tin giao dịch. Tuy nhiên Bitcoin và Blockchain là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nhưng rất nhiều người nhằm tưởng Bitcoin và Blockchain là một.

Ứng dụng của Blockchain hiện tại đã phát triển rất nhiều so với vài năm trước đây, chúng ta có thể phân thành 4 loại Blockchain sau:

  • Blockchain 1.0: Tiền tệ
  • Blockchain 2.0: Hợp đồng thông minh
  • Blockchain 3.0: Ứng dụng vào tăng năng suất công việc, pháp luật, kinh tế, chính trị, nghệ thuật, khoa học …
  • Blockchain 4.0: Thời gian thực, kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo

Blockchain đang từng bước tiến gần hơn với người dùng, gần hơn với xã hội thông qua việc giải quyết các vấn đề khó khăn mà các công nghệ cũ không làm được.

Tiềm năng của Blockchain là vô cùng lớn nổi bậc là các đồng đại diện của từng hệ thống như Bitcoin, Ethereum, Ripple, IOTA…

Ảnh hưởng của Blockchain

Blockchain hiện tại không có quá nhiều ảnh hưởng đến tất cả các nghành công nghiệp, tài chính, chính phủ hiện tại bởi vì Blockchain hiện tại còn quá non trẻ và chỉ mới trong giai đoạn tự chứng minh khả năng.

Chính vì vậy Blockchain không phải là mối lo ngại lớn, đồng thời Blockchain không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà là một sự đổi mới, một công cụ, một hệ thống hỗ trợ mới có thể tích hợp vào môi trường hiện tại, giúp thay đổi và nâng cao hiệu suất công việc trong tương lai.

Với lẽ đó mà rất nhiều công ty công nghệ đang nghiên cứu và tìm hiểu blockchain để có thể tích hợp vào hệ thống đang hoạt động của họ. Trong thời gian không xa Blockchain sẽ được đón nhận và trở thành một trong những công nghệ cốt lõi.

Mặt hạn chế của Blockchain

Mặt hạn chế nhất của Blockchain chính là công nghệ còn quá non trẻ, tuy Blockchain có những ưu điểm về công nghệ nhưng nhiêu đó là chưa đủ, nó cần phải phát triển, phải xây dựng và cần có thêm thời gian để hoàn thiện, chính vì vậy mà chúng ta còn phải chờ một thời gian rất dài để thấy Blockchain được phổ biến rộng rãi.

Điểm hạn chế thứ 2 là tư duy về chuyển giao công nghệ, sự hòa hợp giữa công nghệ cũ và công nghệ mới, đó là điều mà rất nhiều nhà lập trình, công ty công nghệ, đội ngũ phát triển gặp phải. Blockchain nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng công nghệ tuy nhiên về thực tiễn thì nó lại trái ngược chính vì nó không phù hợp và không cần thiết với các nhu cầu hiện tại của một hoặc nhiều công ty.

Tài liệu là yếu tố thứ 3 làm blockchain bị hạn chế với đa số mọi người bởi vì nó chưa được hàn lâm hóa, cũng như chưa có một chương trình phổ cập cơ bản tới nâng cao nào, tất cả gần nhỉ đang ở mức thí nghiệm và tự hoàn thiện. Chính vì vậy mà việc để đại bộ phận người tiếp cận với công nghệ Blockchain thì cần thêm thời gian, thêm tài liệu và thêm niềm tin.

Nguồn tài liệu Blockchain

Để có thể hiểu hơn về Blockchain là gì? và các định nghĩa về blockchain từ cơ bản đến nâng cao thì bạn có thể mua các sách blockchain tiếng việt trước để hiểu cơ bản, sau đó bắt đầu đào sâu về blockchain thông qua các kênh thông tin trên mạng.

Sách blockchain

Nguồn tài liệu blockchain internet

Tổng kết

Để admin tóm tắt vài điểm cốt lõi về Blockchain để các bạn có thể nắm vững kiến thức và dễ dàng đào sâu các vấn đề liên quan.

  • Blockchain là một chuỗi các khối chứa thông tin được liên kết với nhau bằng các thuật toán mã hóa.
  • Các Block được tạo ra đều có thông tin của Block trước đó
  • Bằng chứng xử lý (PoW) là cơ chế xử lý được yêu cầu thực hiện để các Block mới được đưa vào Blockchain
  • Công nghệ Blockchain hoạt động hoàn toàn phi tập trung không một ai có thể kiểm soát
  • Các khối Block khi được thêm vào Blockchain thì không thể thay đổi, chỉnh sửa được.
  • Một số lợi ích chính của Blockchain: Minh bạch, phi tập trung, loại bỏ trung gian, nâng cao niềm tin về hệ thống xử lý.
  • Blockchain hiện tại đang phân thành 3 loại chính là Blockchain 1.0 tiền tệ, Blockchain 2.0 hợp đồng thông minh, Blockchain 3.0 Dapp ứng dụng, Blockchain 4.0 thời gian thực, trí tuệ nhân tạo, big data.
  • Blockchain đang gặp rào cản về áp dụng thực tế, sự thiếu hiểu biết về công nghệ blockchain cũng như sự mơ hồ về sự phát triển tương lai.
  • Nguồn tài liệu về Blockchain vẫn còn khá ít, rất ít tài liệu hàn lâm cũng như chưa có các tài liệu được chuẩn hóa.
  • Mức độ ảnh hưởng của Blockchain chỉ mang tầm vi mô, cục bộ trong giới công nghệ tư duy đổi mới.

Nội dung bài viết hướng đến các bạn mới tìm hiểu về thị trường tiền điện tử, cần các thông tin về kiến thức Blockchain cơ bản để hiểu Blockchain là gì? Blockchain hoạt động như thế nào? từ đó giúp các bạn khắc họa được bức tranh tổng thể của nghành tiền mã hóa đầy tiềm năng.

CẢNH BÁO

  • ĐẦU TƯ BITCOIN – CRYPTO LÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ MẠO HIỂM. CHÍNH VÌ VẬY CÁC BẠN VUI LÒNG CÂN NHẮC TRƯỚC KHI THAM GIA. MỌI THÔNG TIN CHIA SẼ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO.
  • BLOG MIỄN TRÁNH NHIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CÁO BUỘC VỀ CÁC ĐẦU TƯ SAI LẦM CỦA NHÀ ĐẦU TƯ BỊ THUA LỖ. 
  • KÊNH THÔNG TIN:
Sending
User Review
4.5 (2 votes)
Ledger Nano X - The secure hardware wallet

Comments (No)

Leave a Reply